5 Nhiệm vụ của kế toán nhà nước
1. Kế toán nhà nước là gì?

Kế toán nhà nước là hoạt động thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tài sản và kết quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước hoặc tài sản công. Đây là lĩnh vực đặc thù gắn liền với hoạt động của bộ máy nhà nước và đóng vai trò hỗ trợ cho việc ra quyết định trong quản lý nhà nước về kế toán.
2. Nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước
Nhiệm vụ của kế toán trong cơ quan nhà nước không chỉ dừng lại ở việc ghi chép số liệu tài chính mà còn bao gồm nhiều công việc chuyên sâu:
– Ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình luân chuyển, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình hình thành và sử dụng nguồn kinh phí; cũng như kết quả hoạt động tài chính, sản xuất – kinh doanh của đơn vị (nếu có).
– Theo dõi và kiểm soát việc chấp hành dự toán thu – chi, triển khai các chỉ tiêu kinh tế – tài chính, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước. Đồng thời, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vật tư, tài sản; việc thực hiện kỷ luật thu – nộp NSNN, thanh toán và các chế độ, chính sách tài chính hiện hành.
– Kiểm soát tình hình phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc có dự toán riêng; theo dõi việc thực hiện dự toán thu – chi và quyết toán của các đơn vị này theo đúng quy định.
– Lập và gửi báo cáo tài chính định kỳ đúng thời hạn cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính theo chế độ kế toán hiện hành.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán phục vụ cho việc lập dự toán, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí tại đơn vị.
3. Việc cần làm của kế toán nhà nước là ai?
Đối tượng của kế toán nhà nước là:
- Các cơ quan hành chính nhà nước (UBND, phòng, ban…),
- Đơn vị sự nghiệp công lập (trường học, bệnh viện…),
- Tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể sử dụng NSNN,
- Các quỹ có nguồn từ ngân sách,
- Một số doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Bên cạnh các nhiệm vụ chuyên môn, kế toán nhà nước cần làm những gì để đáp ứng yêu cầu công tác?
- Cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật: Luật Ngân sách, Luật Kế toán, các Thông tư hướng dẫn như Thông tư 24/2024/TT-BTC.
- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Sử dụng phần mềm kế toán đúng chuẩn và bảo mật dữ liệu tài chính.
- Thường xuyên tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Bài viết tham khảo tại: https://note.edu.vn/ke-toan-nha-nuoc-la-gi-nhiem-vu-cua-ke-toan-trong-co-quan-nha-nuoc/