Toàn cảnh kế toán hành chính sự nghiệp: Vai trò & nhiệm vụ
Trong bộ máy quản lý tài chính công, kế toán hành chính sự nghiệp giữ vai trò then chốt trong việc đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân sách và tài chính. Đây là vị trí không chỉ liên quan đến việc ghi chép sổ sách, mà còn gắn liền với quá trình quản lý, giám sát và phân tích chi tiêu công tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập như trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính...Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm "kế toán hành chính sự nghiệp" cũng như chức năng cụ thể và tầm quan trọng của vị trí này trong thực tiễn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kế toán hành chính sự nghiệp là gì, vai trò và những nhiệm vụ cốt lõi mà một kế toán trong khối Nhà nước cần đảm nhiệm.
1. Kế toán hành chính sự nghiệp là gì?

Kế toán hành chính sự nghiệp là người đảm nhận công tác kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước như cơ quan hành chính, tổ chức chính trị – xã hội, trường học, bệnh viện công lập…Kế toán hành chính sự nghiệp có trách nhiệm ghi chép, phản ánh và kiểm soát các hoạt động tài chính, đảm bảo việc sử dụng ngân sách công minh bạch và hiệu quả.
2. Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc quản lý tài chính công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Cụ thể,
- Tuân thủ và thực hiện đúng các quy định, tiêu chuẩn về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước ban hành
- Đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, tăng cường kiểm soát và quản lý tài sản công, chi quỹ ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng công tác quản lý đơn vị hành chính
- Đảm bảo sự thống nhất về nội dung và phương pháp kế toán với chế độ kế toán hiện hành và các yêu cầu quản lý của Nhà nước.
- Lập và quản lý hồ sơ kế toán một cách khoa học và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, kiểm tra và đối chiếu số liệu tài chính khi cần thiết
- Lập các báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định, đảm bảo các báo cáo này phản ánh chính xác tình hình tài chính của đơn vị và tuân thủ đúng thời hạn.
3. Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Ghi chép và phản ánh: Ghi chép và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
- Kiểm soát và theo dõi: Kiểm soát và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, đồng thời kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vật tư tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.
- Quản lý và phân phối nguồn kinh phí: Kiểm soát và theo dõi tình hình phân phối nguồn kinh phí cho các đơn vị cấp dưới cần dự toán và cả tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị này
- Lập và nộp báo cáo tài chính: Định kỳ lập và nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đúng hạn theo quy định.
- Cung cấp thông tin và tài liệu: Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dự toán, xây dựng định mức chi tiêu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các nguồn kinh phí tại đơn vị.
Nguồn tham khảo bài viết: https://note.edu.vn/ke-toan-hanh-chinh-su-nghiep-la-gi/